Một ca thực tế: Bé K sanh tháng 03 năm 2016. Gia đình có 2 anh em, em của K 6 tuổi (phát triển bình thường). Bé K sanh mổ (Bs nói nước ối bẩn), bé biết đi chậm (18 tháng biết đi). Bập bẹ lúc 3 tuổi và sau đó hơn ba tuổi bắt đầu nói từ đơn. Hiện tại nói được câu đơn nhưng chưa rõ. Nhận thức được về bản thân và thế giới xung quanh. Có một số hành vi rập khuôn và có rối loạn cảm giác, sinh học đi kèm. Tương tác xã hội có chức năng, chủ yếu chơi chức năng. Lúc khoảng hơn 2 tuổi, khám tại Nhi đồng được chẩn đoán là chậm nói (Khám tâm lý). Thính lực giảm cả hai tai, được đề nghị đeo tai nghe.
Gia đình cho trẻ can thiệp từ khi trẻ hơn 2 tuổi, can thiệp tại nhiều trung tâm khác nhau. Đặc biệt, tại trung tâm X tại Thuận An tự xác định tai trẻ bình thường tư vấn phụ huynh không cần đeo tai nghe. Hiện tại trẻ học Mầm non và can thiệp theo giờ (học chữ/số)
Sau khi khám tại lại bởi nhóm bác sĩ và chuyên gia, bé K được xác định có rối loạn phổ tự kỷ kèm theo chậm phát triển và kiến nghị đi do lại thính lực.
Bàn luận: Gia đình cho bé K đi khám và can thiệp rất sớm, tuy nhiên theo ghi nhận của đội ngũ bác sĩ và chuyên gia tại trung tâm thì vấn đề đặt ra là:
- Bé không được chẩn đoán đúng vì vậy phụ huynh không hiểu chuyện gì đang xảy ra với trẻ khi trẻ có hành vi
- Theo phụ huynh; các trung tâm không có đánh giá tuổi trí tuệ nên can thiệp không có logic, không có nền tảng dựa vào phát triển. Không xác định được yếu tố ưu tiên. Chỉ biết dạy chữ và số khi tuổi trí tuệ còn thấp
- Thính lực là cơ sở để con học tập và nói rõ. Tuy nhiên trung tâm X xác định chưa đúng vấn đề khi tư vấn phụ huynh không đeo tai nghe. Đây có thể là nguyên nhân làm giảm tiến trình can thiệp và nói ngọng ở trẻ
- Trẻ gần 8 tuổi (tuổi trí tuệ dưới 2) nhưng vẫn học Mầm non và Can thiệp theo giờ là lỗi rất lớn khi các nhà chuyên môn khi lập kế hoạch can thiệp cho trẻ.
Kết luận: Bé K can thiệp sớm tuy nhiên do không có nhà chuyên môn đúng chuyên trách nên làm giảm tiến độ phát triển của trẻ. Để làm việc với bé K, cần có bác sĩ Nhi khoa phát triển chẩn đoán và theo dõi để đưa ra lộ trình phù hợp từng giai đoạn. Chuyên viên Tâm lý đánh giá phát triển thường xuyên để nhóm chuyên môn thiết kế chương trình cho phù hợp. Chuyên viên âm ngữ, xác định biểu đồ thính lực, can thiệp giao tiếp và ngôn ngữ cho trẻ. Giáo viên giáo dục đặc biệt thiết kế kế hoạch phù hợp với trẻ.
Tác giả: Nhóm chuyên môn trung tâm Sống Trẻ
….…………………………………………………
Phụ huynh cần tìm kiếm chương trình can thiệp cho trẻ. Liên hệ với chúng tôi để được giúp đỡ