Ứng dụng phương pháp ABA trong can thiệp cho trẻ có nhu cầu đặc biệt đòi hỏi giáo viên và phụ huynh cần biết đến một số kỹ thuật. ABA có hiệu quả đối với mọi người ở mọi lứa tuổi. Nó có thể được sử dụng từ khi còn nhỏ cho đến khi trưởng thành! Một số loại hình trị liệu dựa trên các nguyên tắc của ABA là học thử nghiệm riêng biệt, dạy ngẫu nhiên (hay đào tạo trong môi trường tự nhiên), hành vi bằng lời, đào tạo phản hồi then chốt, và mô hình ngôn ngữ tự nhiên). Tất cả các phương pháp trị liệu dựa trên ABA này cần phải:
- Có tổ chức
- Thu thập dữ liệu cho các kỹ năng hoặc hành vi mục tiêu
- Cung cấp các chiến lược tích cực để thay đổi phản hồi và hành vi
ABA tập trung vào các chiến lược củng cố tích cực. ABA có thể giúp ích cho những trẻ đang gặp khó khăn trong học tập hoặc trong việc học các kỹ năng mới. ABA cũng có thể giải quyết các hành vi có vấn đề làm cản trở hoạt động thông qua một quá trình được gọi là “đánh giá hành vi chức năng.”
Các nguyên tắc và phương pháp phân tích hành vi đã được ứng dụng hiệu quả trong nhiều trường hợp nhằm phát triển nhiều kỹ năng khác nhau ở những người học có hoặc không có khuyết tật.
Đào Tạo Thử Nghiệm Riêng Biệt (Discrete Trial Tranning) Đây là một phương pháp can thiệp có cấu trúc sử dụng phương pháp giảng dạy 1:1 và bao gồm học tập chuyên sâu các hành vi cụ thể. Việc học tập chuyên sâu một hành vi cụ thể được gọi là “thực hành.” Thực hành giúp ích cho việc học vì chúng bao gồm quá trình lặp đi lặp lại. Trẻ sẽ hoàn thành một nhiệm vụ nhiều lần theo cách thức giống nhau (thường là 5 lần trở lên). Quá trình lặp đi lặp lại cũng giúp củng cố trí nhớ dài hạn. Các hành vi cụ thể (giao tiếp bằng mắt, tập trung chú ý và học biểu hiện nét mặt) được chia thành các dạng đơn giản nhất, và sau đó được nhắc nhở hoặc hướng dẫn có hệ thống. Trẻ nhận cần được sự củng cố tích cực (ví dụ: đập tay, khen ngợi bằng lời, và phần thưởng có thể đổi lấy đồ chơi) để có các hành vi này. Ví dụ, nhà trị liệu và trẻ ngồi tại bàn và nhà trị liệu nhắc trẻ chú ý bằng cách nói “hãy nhìn chú/cô.” Trẻ ngước nhìn nhà trị liệu và nhà trị liệu “thưởng” cho trẻ bằng cách đập tay.
Đào Tạo Trong Môi Trường Tự Nhiên(Natural Enviroment Teaching) Phương pháp này bao gồm tập trung dạy các kỹ năng trong những môi trường mà ở đó trẻ sẽ sử dụng các kỹ năng đó một cách tự nhiên. Việc sử dụng môi trường tự nhiên hàng ngày của trẻ trong trị liệu có thể giúp tăng cường việc chuyển tiếp áp dụng các kỹ năng vào các tình huống hàng ngày và giúp khái quát hóa. Trong phương pháp Dạy Ngẫu Nhiên, giáo viên hoặc nhà trị liệu sử dụng các cơ hội diễn ra tự nhiên để giúp trẻ học ngôn ngữ. Các chiến lược giảng dạy này đã được phát triển để tạo điều kiện khái quát hóa và phát huy củng cố tối đa. Sau khi đã xác định được các tình huống diễn ra tự nhiên để trẻ thể hiện sự quan tâm, giáo viên sẽ sử dụng những lời nhắc nhở tăng dần để khuyến khích trẻ phản hồi.
Đào Tạo Phản Hồi Then Chốt (Pivotal Response Training - PRT) là phương pháp can thiệp tự nhiên, có cấu trúc lỏng lẻo, dựa vào các cơ hội và kết quả giảng dạy diễn ra tự nhiên. Trọng tâm của phương pháp PRT là tăng cường thúc đẩy bằng cách bổ sung các thành phần chẳng hạn như hành động theo lượt, tăng cường nỗ lực, trẻ lựa chọn, và các nhiệm vụ duy trì (trước khi học) xen kẽ. Phương pháp này không đặt trọng tâm và các lĩnh vực thiếu hụt mà chuyển hướng chú ý đến một số lĩnh vực then chốt được xem là quan trọng đối với nhiều chức năng khác nhau ở trẻ. Bốn lĩnh vực then chốt đã được xác định: (a) động lực, (b) sự chủ động của trẻ, (c) sự tự quản lý, và (d) phản hồi khi có nhiều gợi ý. Người ta cho rằng khi những lĩnh vực này được thúc đẩy, chúng sẽ giúp cải thiện nhiều hành vi không phải hành vi mục tiêu. “Mô Hình Early Start Denver” là một mô hình can thiệp hành vi đầu đời, thích hợp với trẻ em từ 18 tháng tuổi. Mô hình này rất chú trọng vào phương pháp Đào Tạo Phản Hồi Then Chốt.
Mô Hình Ngôn Ngữ Tự Nhiên (Natural Language Paradigm, NLP) dựa trên hiểu biết rằng có thể giúp tạo điều kiện cho việc học bằng cách chủ ý xếp đặt môi trường để tăng cường cơ hội sử dụng ngôn ngữ. NLP nhấn mạnh vào sự chủ động của trẻ. Mô hình này sử dụng những yếu tố củng cố tự nhiên, là những kết quả trực tiếp liên quan đến hành vi, và khuyến khích khái quát hóa kỹ năng. Ví dụ, trẻ được phép đi sau khi được nhắc nói “chào tạm biệt cô/chú” sẽ có khả năng sử dụng và khái quát hóa từ này cao hơn so với trẻ nhận được một vật hữu hình để lặp lại từ này. NLP chuyển hoạt động giảng dạy từ phòng trị liệu sang môi trường hàng ngày của trẻ và chú trọng đến việc trẻ làm điểm khởi đầu cho các biện pháp can thiệp.