Vai trò Âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói

Vai trò Âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói

    “Con tôi đã gần 2 tuổi nhưng vẫn chưa nói từ nào điều này có đáng lo ngại không? Vì sao?

    “ Bé nhà mình đã 3 tuổi, chỉ mới nói từ đơn, chưa biết phối hợp 2 từ với nhau, vậy có sao không?

    Để giải đáp những băn khoăn tương tự như trên, mời ba mẹ tham khảo thêm ở bài viết này nhé.

    Có thể ba mẹ cảm thấy con mình chậm hơn so với trẻ cùng độ tuổi. Nhưng theo kinh nghiệm trước đây: Ngày xưa, ông bà, ba mẹ cũng thế, cũng 3 tuổi mới biết nói, cũng không sao cả. Con nhà chị bên cạnh cũng 3-4 tuổi mới tập nói, giờ nó nói vanh vách rồi… chắc con nhà mình không sao.

    Nhưng trên thực tế, có một số trẻ chậm ngôn ngữ có thể theo kịp với bạn bè cùng lứa tuổi. Và cũng có những trẻ gặp khó khăn kéo dài đến khi vào tiểu học có thể gặp các vấn đề liên quan đến khả năng đọc viết, hòa nhập xã hội và ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ sau này.

    Trẻ chậm nói được coi là "những bông hoa nở muộn" khi nói về sự phát triển ngôn ngữ. Trẻ sẽ gặp khó khăn trong quá trình tương tác xã hội hằng ngày hoặc học tập. Chúng thường bắt kịp các bạn cùng trang lứa sau khi bắt đầu học nói. Tuy nhiên, điều này không làm giảm đi tầm quan trọng của việc can thiệp sớm đối với trẻ chậm nói.

    Vì vậy, chúng ta cần theo dõi tất cả trẻ chậm nói. Ba mẹ và người chăm sóc trẻ cần lưu ý đến quá trình quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ có phù hợp với lứa tuổi hay không. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất hiệu bất thường hay chậm hơn so với mốc phát triển chung, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám và sớm có kế hoạch hỗ trợ trẻ phù hợp.

    * Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám nếu có những dấu hiệu sau:

    Trong giai đoạn từ 12 – 24 tháng tuổi phụ huynh nên chú ý nếu trẻ có những dấu hiệu sau:

    – Không sử dụng điệu bộ, cử chí, chẳng hạn chỉ hoặc vẫy tay bye-bye khi được 12 tháng tuổi

    – Thích dùng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp khi đến 18 tháng tuổi

    – Không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi

    – Có khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản

    Trong giai đoạn từ 2 – 3 tuổi phụ huynh cần lưu ý các dấu hiệu sau:

    – Chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động và không tự mình phát âm từ hoặc các cụm từ

    – Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ nào đó lặp đi lặp lại và không thể sử dụng ngôn ngữ nói để trò chuyện ngoài những nhu cầu thiết yếu

    – Không thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản

    – Có giọng nói khác thường (nghe như giọng mũi hoặc the thé hoặc bắt chước tiếng con vật trong phim)

    – Khó khăn trong việc hiểu ở tuổi này. Cha mẹ phải hiểu được khoảng một nửa số từ trẻ nói ra khi 2 tuổi và khoảng 3/4 vào lúc 3 tuổi. Vào năm trẻ lên 4, thậm chí người lạ cũng phải hiểu được trẻ nói gì.

    Ba mẹ nên lưu ý đến quá trình phát triển của trẻ, hãy đưa trẻ đi khám và can thiệp ngay khi cảm thấy con có dấu hiệu chậm hơn so với sự phát triển bình thường. Điều này vô cùng quan trọng và cần thiết. Suy nghĩ “đợi thêm một thời gian nữa xem sao” sẽ vô tình làm mất đi thời gian vàng của trẻ. Trẻ nhỏ được can thiệp càng sớm càng tốt, càng hiệu quả và rút ngắn được thời gian can thiệp cho trẻ.

    Phụ huynh có thể đưa trẻ đi khám, can thiệp âm ngữ tại các phòng khám tâm lý, trung tâm can thiệp cho trẻ.

    Âm ngữ trị liệu là gì?

    - Âm ngữ trị liệu (Speech Language Pathology, Speech therapy) là một chuyên ngành trong y khoa, thuộc lĩnh vực Phục hồi chức năng. Âm ngữ trị liệu được Quốc tế công nhận liên quan đến việc chẩn đoán, tư vấn và điều trị những khách hàng gặp vấn đề khó khăn về giao tiếp, nghe nói, lời nói và nuốt.

    - Chuyên viên âm ngữ có thể làm việc với trẻ gặp khó khăn về lời nói, giao tiếp, ngôn ngữ, chơi đùa, nghe – nói, nhất là cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ, chậm phát triển toàn bộ, rối loạn ngôn ngữ và rối loạn nhai nuốt.

    Ba mẹ có thể tìm hiểu và đưa con đến các sơ sở can thiệp có đội ngũ chuyên viên Âm ngữ trị liệu cho trẻ. Chuyên viên âm ngữ trị liệu sẽ phối hợp với nhóm đa chuyên ngành y tế, tâm lý, giáo dục đặc biệt, tai mũi họng, thần kinh nhi, thính học, giáo dục tiểu học để hỗ trợ và có chương trình can thiệp phù hợp cho từng trẻ.

    Chuyên viên âm ngữ trị liệu cũng sẽ có vai trò hướng dẫn phụ huynh can thiệp tại nhà cho trẻ. Sự phối hợp giữa các nhà chuyên môn và gia đình sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

    Tác giả: Nhóm Âm ngữ trị liệu trung tâm Sống Trẻ

    ….…………………………………………………………..

    Phụ huynh cần tìm kiếm chương trình Âm ngữ trị liệu cho bé. Liên hệ với chúng tôi để được giúp đỡ