Âm ngữ trị liệu ngữ là gì?

    Âm ngữ trị liệu/ngôn ngữ trị liệu (speech language therapy) là phương pháp can thiệp/điều trị giúp cải thiện khả năng giao tiếp (nói và sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ) và các vấn đề thuộc về nhai, nuốt, vận động miệng của trẻ em và người lớn. Nó giúp mọi người có thể giao tiếp diễn đạt suy nghĩ và hiểu những gì người khác đang nói. Âm ngữ trị liệu cũng có thể cải thiện các kỹ năng như; kỹ năng chơi, chú ý, trí nhớ và khả năng giải quyết vấn đề của trẻ.

    Âm ngữ trị liệu có thể giúp trẻ cải thiện:

    • Kỹ năng ngôn ngữ sớm (đặc biệt là trẻ em đang học nói và giao tiếp).
    • Khả năng sử dụng giọng nói của trẻ.
    • Hiểu ngôn ngữ (mức độ hiểu từ ngữ và ngôn ngữ của trẻ).
    • Độ lưu loát (trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ tốt và tdễ dàng hơn).
    • Sự rõ ràng và diễn đạt (mức độ rõ ràng trong việc truyền đạt những gì bạn muốn).
    • Các vấn đề về nhai và nuốt của trẻ (trẻ đặc biệt thường ít nhai và nuốt trọn)

     

    Làm sao cha mẹ biết con mình có cần trị liệu ngôn ngữ hay không?

     

    Bác sĩ Nhi khoa phát triển, hoặc nhà lâm sàng về âm ngữ trị liệu hoặc nhà tâm lý học lâm sàng nghi ngờ trẻ có các bấn đề liên quan đến giao tiếp, ngôn ngữ thì họ sẽ đề xuất một số cận sàng lọc ban đầu (như đo thính lực, kiểm tra OMA). Các cận lâm sàng này sẽ giúp xác định nguyên nhân, hoặc loại trừ các rủi ro của bất kỳ vấn đề giao tiếp nào. Ví dụ, nếu con bạn gặp khó khăn trong giao tiếp, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể giới thiệu con bạn đến bác sĩ thính học để kiểm tra thính lực. Nếu con bạn vượt qua bài kiểm tra thính lực, trẻ có thể cần làm việc với chuyên viên ngôn ngữ trị liệu.

     

    Những tình trạng nào có thể được can thiệp bằng ngôn ngữ trị liệu?

     

    Liệu pháp ngôn ngữ trị liệu có lợi cho bất kỳ ai bị rối loạn giao tiếp và các vấn đề liên quan đến nhai nuốt. Vì vậy, các nhà chuyên môn có thể đề xuất liệu pháp ngôn ngữ trị liệu nếu bạn bị khiếm thính hoặc tình trạng sức khỏe khiến việc nuốt trở nên khó khăn. Người làm âm ngữ trị liệu có thể làm các lĩnh vực sau:

     

    Mất ngôn ngữ: Người bị mất ngôn ngữ có thể gặp khó khăn khi đọc, viết, nói và hiểu ngôn ngữ. Bệnh thường phát triển sau khi đột quỵ hoặc chấn thương làm tổn thương vùng não xử lý ngôn ngữ.

    Apraxia: Những người mắc chứng apraxia biết họ muốn nói gì, nhưng gặp khó khăn trong việc hình thành từ ngữ. Họ có thể gặp khó khăn khi đọc, viết, nuốt và các kỹ năng vận động khác.

    Rối loạn âm lời nói: Những người mắc chứng rối loạn phát âm không thể tạo ra một số âm thanh nhất định của từ. Ví dụ, họ có thể thay thế một âm thanh này bằng một âm thanh khác — như nói "hỏ" thay vì "thỏ" hoặc "chá" thay vì "cá".

    Rối loạn ngôn ngữ hiểu: Những trẻ mắc chứng rối loạn tiếp nhận gặp khó khăn trong việc hiểu hoặc xử lý những gì người khác nói. Họ có thể có vốn từ vựng hạn chế, gặp khó khăn trong việc tuân theo chỉ dẫn hoặc có vẻ không hứng thú với các cuộc trò chuyện.

    Rối loạn vận ngôn: Người bị rối loạn vận ngôn có thể nói chậm hoặc nói ngọng. Điều này xảy ra khi các cơ kiểm soát giọng nói của bạn yếu đi. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm đột quỵ, bệnh đa xơ cứng (MS) , bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS) hoặc các rối loạn hệ thần kinh khác.

    Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt : Những trẻ mắc chứng rối loạn biểu đạt có thể gặp khó khăn trong việc diễn đạt từ ngữ hoặc truyền đạt suy nghĩ của mình. Rối loạn diễn đạt có liên quan đến đột quỵ hoặc các biến cố thần kinh khác, chậm phát triển và mất thính lực, rối loạn phổ tự kỷ.

    Rối loạn lưu loát: Rối loạn lưu loát làm gián đoạn tốc độ, dòng chảy và nhịp điệu của lời nói. Nói lắp (lời nói bị ngắt quãng hoặc bị chặn) là một rối loạn lưu loát. Cũng như nói lắp (lời nói bị trộn lẫn với nhau và nhanh).

     

    Độ tuổi nào là tốt nhất để tham gia  ngôn ngữ trị liệu?

    Bất kỳ ai cần trợ giúp về kỹ năng nói hoặc ngôn ngữ đều có thể được hưởng lợi từ liệu pháp âm ngữ trị liệu. Không có độ tuổi nào là tốt nhất hoặc đúng hơn để được trợ giúp. Cả liệu pháp ngôn ngữ nhi khoa và liệu pháp ngôn ngữ cho người lớn đều có thể giúp bất kỳ ai mắc chứng rối loạn giao tiếp.

    Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ em cần trị liệu ngôn ngữ sẽ thành công nhất khi được bắt đầu sớm và luyện tập tại nhà với người thân.

     

     Trị liệu ngôn ngữ và trẻ có rối loạn phổ tự kỷ

     

    Vấn đề rõ nhất của trẻ tự kỷ là giao tiếp, kéo theo là vấn đề về ngôn ngữ của trẻ tự kỷ. Vì vậy, các trẻ có rối loạn phổ tự kỷ cấn được can thiệp âm ngữ trị liệu sớm để cải thiệp các khó khăn của trẻ.

     

    Lợi ích của liệu pháp ngôn ngữ là gì?

    Liệu pháp ngôn ngữ mang lại một số lợi ích, bao gồm:

    • Kỹ năng ngôn ngữ sớm.
    • Cải thiện khả năng hiểu và diễn đạt ý tưởng, suy nghĩ và cảm xúc.
    • Chuẩn bị cho trẻ nhỏ đến trường.
    • Nâng cao chất lượng giọng nói.
    • Chức năng nuốt tốt hơn.
    • Nâng cao chất lượng cuộc sống.
    • Phục hồi và triển vọng
    • Lòng tự trọng được cải thiện.
    • Tăng cường tính độc lập.

     

    Tác giả: Nhóm Âm ngữ trị liệu trung tâm Sống Trẻ

    ….…………………………………………………………..

    Phụ huynh cần tìm kiếm chương trình Âm ngữ trị liệu cho bé. Liên hệ với chúng tôi để được giúp đỡ