Trẻ tự kỷ triệu chứng và cách điều trị

Ngày nay việc trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ tăng cao hơn có thể do môi trường sống của trẻ bị ảnh hưởng dẫn tới việc trẻ co cụm lại trốn vào 1 thế giới riêng không giống với những trẻ em bình thường khác. Vậy phải làm thế nào để nhận biết được các triệu chứng khi trẻ mắc bệnh tự kỷ và cách điều trị căn bệnh này để đưa trẻ hòa nhập với cuộc sống bình thường.
Nguyên nhân trẻ tự kỷ
– Di truyền: Theo các nghiên cứu y học cho thấy 90% trẻ mắc bệnh tự kỉ là do di truyền, vì thế trong gia đình có người mắc bệnh tự kỉ thì con cháu họ sẽ có nguy cơ cao mắc chứng tự kỉ.
– Trong quá trình mang thai người mẹ mắc bệnh cúm, sởi … điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, không những có nguy cơ cao khiến thai nhi bị dị dạng mà còn khiến trẻ có nguy cơ mắc chứng tự kỉ.
– Đái tháo đường: các nghiên cứu tổng hợp đã chứng minh rằng, những người mẹ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc chứng tự kỉ.
– Những bà bầu sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, như thuốc an thần, axit valproic hoặc thuốc điều trị dạ dày, tá tràng, viêm khớp…đều khiến thai nhi dễ mắc chứng tự kỉ sau khi trào đời.
– Thuốc trừ sâu: Năm 2007 các nhà nghiên cứu khoa sức khỏe cộng đồng California cho biết phụ nữ trong 8 tuần đầu thời kì mang thai sống gần nơi ruộng đồng nông trại có phun nhiều thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ sâu bọ … thì có nguy cơ mắc chứng tư kỉ cao hơn những nơi có môi trường trong lành, sạch sẽ.
– Gặp vấn đề về tuyến giáp: Vấn đề về tuyến giáp là do sự thiếu hụt tyroxin của người mẹ trong tuần 8 – 12 của kỳ thai nghén được công nhận là sản sinh ra những thay đổi trong não thai nhi dẫn tới tự kỷ.
– Có các cuộc nghiên cứu gần đây cho biết, thai phụ bị căng thẳng, mệt mỏi, stress, u buồn … thì trẻ sinh ra dễ bị chứng trẻ tự kỷ.
– Nhiều chứng minh cho thấy trẻ bị thiếu sự quan tâm của cha mẹ, hay bị có cảm giác cô đơn, hoặc hay nghe nhạc vàng buồn u sầu ảo não thì dễ bị mắc chứng tự kỉ.
Triệu chứng rối loạn phổ tự kỉ
–Trẻ tự kỷ hay sống khép kín, trầm lặng, lãnh đạm hoặc thờ ơ với việc giao tiếp, không quan tâm tới những chuyện trong cuộc sống xung quanh.
– Chậm nói, tiếp thu chậm về phát triển từ ngữ giao tiếp.
– Không có sự giao tiếp bằng mắt với người khác.
– Không phản ứng lại đáp lại khi được gọi tên hoặc phản ứng rất chậm.
– Luôn lặp đi lặp lại các hành vi hoặc sự cử động của cơ thể.
– Có những hành vi kì quái tự gây tổn hại tới bản thân như đập đầu vào tường, cào cấu, thích ở một mình …
– Không hứng thú hoặc ác cảm với hoạt động thể chất, và chỉ thích chơi 1 hoặc vài trò chơi quen thuộc có tính chất lặp lại.
– Rụt rè, nhút nhát không biết cách chơi với trẻ khác.
– Sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ.
– Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh, công việc/ diễn biến thường diễn ra hàng ngày.
– Bị hút chặt vào những đồ vật quen thuộc.
– Thường xuyên ăn vạ.
– Rối loạn ăn uống, tiêu hóa.
– Nếu trẻ có khoảng 35% triệu chứng phía trên thì trẻ đã bị mắc bệnh tự kỉ.
Cách điều trị chứng tự kỉ
Tùy theo sự biểu hiện của bệnh tự kỉ ở trẻ mà có cách điều trị khác nhau, hiện nay cách điều trị hữu hiệu nhất đối với các trẻ mắc bệnh tự kỉ đó là liệu pháp điều trị bằng can thiệp sớm:
– Thiết lập và giúp trẻ hướng tới sự phát triển.
– Giúp trẻ tiếp xúc, giao tiếp, thiết lập mối quan hệ với những người xung quanh, thiết lập mối quan hệ, tình cảm với những người xung quanh như ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè …
– Dạy trẻ cách giao tiếp, phát triển ngôn ngữ phù hợp với khả năng của trẻ.
– Tập cho trẻ có ý thức về bản thân và tự khẳng định bản thân.
– Ngoài ra: cần cung cấp cho trẻ tự kỷ đầy đủ dinh dưỡng, vitamin cần thiết để giảm được các chấn động ở hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó các thuốc chống suy nhược và thuốc bổ thần kinh cũng giúp trẻ ổn định hơn tránh sự quá kích động tự làm tổn hại tới bản thân.
Các bậc cha mẹ có con cái nên chú ý các biểu hiện của con mình để có thể phát hiện ra sớm nếu con mình mắc hội chứng tự kỷ để có hướng can thiệp sớm nhất, điều này sẽ giúp trẻ có thể trở lại hòa nhập với cuộc sống.