Tâm vận động

PHƯƠNG PHÁP TÂM VẬN ĐỘNG B. AUCOUTURIER

1. Đôi nét sơ lược về tác giả Bernad Aucouturier

Aucouturier Bernard sinh năm 1934 trong một ngôi làng gần Tours (Pháp). Cha mẹ ông đều là giáo viên. Ông là giáo viên thể dục – nhà lý thuyết & thực hành. Ông đã thực hành thử nghiệm với những trẻ có khó khăn ở Tours – Pháp và làm việc ở đó 35 năm. Năm 1967, ông và một vài người bạn thành lập “Pháp Hội Giáo dục và phục hồi chức năng tâm thần vận động.” Ông mở ra trường đào tạo thực hành ở Italya, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Đức,Nam Mỹ, Argentina, Mexico và Brazil. Năm 1987 tạo ra Asefop mà ông là chủ tịch sáng lập. Ông đã viết nhiều cuốn sách về sự phát triển tâm lý của trẻ. 

Hiện nay, Bernard Aucouturier tiếp tục các hoạt động đào tạo của mình trong các trung tâm Asefop. Ông vừa xuất bản cuốn sách mới nhất của ông: ““Phương pháp thực hành tâm vận động” của B. Aucouturier (2005).

2. Phương pháp thực hành tâm vận động tại Việt Nam.

a. Đôi nét về bà Annette Bauer.

Cô A. Bauer là nhà thực hành tâm vận động và đã trở chuyên gia đào tạo nhà TVĐ ở Bỉ. Trước khi đến với phương pháp thực hành TVĐ của Bernard Aucouturier 1972, ở Tours – Pháp, bà cũng được đào tạo với những trường phái khác ở Pháp và Bỉ. Bà đã chọn trường phái B. Aucouturier là kim chỉ nam vì thấy nó có hiệu quả nhất trong việc can thiệp trị liệu cho trẻ

Phương pháp này giúp cho cô biết được cách tự điều chỉnh mình khi tiếp cận với những trẻ có khó khăn. Bà là một trong 4 người sáng lập trường phái TVĐ ở Bỉ, năm 1983, bà đã làm việc ở trường này 32 năm. Với công tác trị liệu cho trẻ tự kỷ và đào tạo nhà TVĐ.

b. Đào tạo thực hành tâm vận động  B. Aucouturier tại Việt Nam

Bà Olivette bác sĩ tâm thần nhi đề nghị bà Annette sang Việt Nam phổ biến về kiến thức TVĐ. Bà đã sang Việt Nam vào các năm 1991, 1994 và 1998 tổ chức các khóa học ngắn hạn (2 tuần). Đến 2008, cô tổ chức khóa đào tạo dài hơn 3 năm (từ 7/2008 đến 04/2012) gồm 20 học viên, 17 nữ và 3 nam (Có chuyên viên Hoàng Xuân Tình)

3. Phương pháp thực hành tâm vận động

PP TVĐ hướng đến mục tiêu sự phát triển toàn diện của trẻ thông qua con đường cơ thể và vận động. PP này được xây dựng dựa trên khái niệm về sự thống nhất của con người, tâm trí và trí tuệ gắn bó chặt chẽ với cội nguồn cơ thể của nó (Tâm- Thể- Trí). PP này nhấn mạnh đến các nguồn lực của trẻ em để đồng hành cùng trẻ thể hiện những tiềm năng về vận động, cảm xúc, nhận thức và mối quan hệ. PP TVĐ coi niềm vui thích vận động cảm giác như là một yếu tố chính xây dựng nên sự thống nhất cơ thể và quá trình biểu tượng hóa và hình dung. Các trò chơi thực tế cho phép trẻ sự xây dựng sự an toàn chiều sâu từ đó trẻ có thể hòa nhập với thế giới xung quanh

4. Các cấp độ can thiệp tâm vận động

Có 3 cấp độ.

a. Giáo dục Tâm vận động

Mục đích: GDTVĐ giúp trẻ từ 0 đến 7 tuổi đi theo đúng tiến trình phát triển đến độ chín muồi về mặt tâm lý và khả năng thông qua sự tác động trực tiếp bằng chính cơ thể của mình. Thực hành tâm vận động dưới khía cạnh giáo dục và phòng ngừa , ứng dụng cho trẻ bình thường, không phải là những trẻ khuyết tật, không có những khó khăn. Ở mức độ này chúng ta hỗ trợ cho trẻ thông qua các hoạt động vui chơi.

b. Hỗ trợ nhóm

Mục đích: Can thiệp TVĐ giúp trẻ có những rối nhiễu tâm lý bằng những tác động thích hợp, làm biến chuyển và phát triển nhanh hơn về nhận thức và cảm xúc giúp trẻ đạt được sự trưởng thành về mặt tâm lý.  

Do trẻ chưa ổn định về mặt tình cảm cũng như chưa cảm nhận được niềm vui trong học tập

Trẻ khó khăn trong việc giải tỏa những cảm xúc mạnh, nhưng lại không biết kìm chế bộc lộ cảm xúc (trẻ ADHD – trẻ có rối loạn phổ tự kỷ). Trẻ thường có những hoạt động lập đi lập lại một cách mạnh bạo khi chơi với bạn, có những hành vi rối loạn bị thôi thúc bởi xung năng khiến em bị cô lập (do các bạn không muốn chơi với em nữa). Mỗi quan hệ với người lớn của các em có tính hai mặt: một mặt các em muốn được che chở, mặt khác lại thốt ra những lời nói cộc lốc khi không được đáp ứng một yêu cầu nào đó.

Cảm giác an toàn nội tâm các em này rất yếu ớt và dễ bị tổn thương, không thể đòi hỏi sự ý thức hay nhận thức trong việc tôn trọng luật lệ, vì các em chưa có khả năng làm chủ cảm xúc của mình.

c. Trị liệu cá nhân (TLCN)

Mục đích:  TLCN là phục chế mối dây liên kết giữa cơ thể và nội tâm làm giảm bớt những rối loạn vận động của trẻ giúp trẻ có thể phát triển tư duy qua hành động

Những trẻ có khó khăn trầm trọng: trẻ rất khó giao tiếp, những trẻ có xung năng như: đánh bạn, cào cấu, có những hành vi loạn động. Đối với những trẻ ức chế; co mình lại, không mong muốn tham gia hoạt động, không thể hiện ý muốn của mình và  không tìm được sự an toàn trong mối quan hệ với những người xung quanh. Chúng ta cần thiết lập tốt vào việc xây dựng mối quan hệ, liên kết với trẻ. 

Chuyên viên TVĐ Hoàng Xuân Tình

`

Avatar

admin

About Author

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *